3 bước viết kịch bản Video Marketing hữu ích
Một video thiếu kịch bản hoàn chỉnh cũng giống như một người thiếu cảm xúc: vô hồn, rời rạc và chẳng có gì đáng chú ý. Thế nhưng, để viết kịch bản video truyền cảm xúc là điều không hề dễ dàng, nhất là với người mới lần đầu làm quen với kiểu nội dung này. May mắn thay, bạn sẽ không phải bắt tay vào viết mà chẳng có gợi ý hay khuôn mẫu nào. Dù là nhân viên marketing muốn tự mình viết kịch bản cho công ty, hay copywriter được yêu cầu viết nội dung cho khách hàng, bạn đều có thể tham khảo 3 bước viết kịch bản video hữu ích sau.

Bước 1: Chuẩn bị một bản video brief

Hiểu nôm na, video brief là bản tóm tắt những thông tin bạn cần ghi nhớ trước khi tiến hành viết kịch bản video. Tùy theo phong cách làm việc của bạn mà video brief có thể là định dạng Word, Excel, Powerpoint hay thậm chí là Google Doc để cả nhóm tiện góp ý. Thông thường những nội dung bạn nên làm rõ bao gồm: - mục đích sản xuất video là gì? (truyền thông điệp, xử lý khủng hoảng, nhận diện thương hiệu, giới thiệu sản phẩm mới…) - bạn viết kịch bản video theo dạng nào? (đồ họa 2D, quay Live Action, dạng typography…) - đối tượng muốn nhắm đến là ai? (người tiêu dùng, nhà đầu tư, trẻ em, cơ quan chính phủ…) - những yếu tố nào bắt buộc phải có trong video? (bộ nhận diện thương hiệu, câu slogan, hình tượng nhân vật…) Bạn càng liệt kê video brief chi tiết bao nhiêu thì quá trình lên ý tưởng, bắt tay vào viết kịch bản video sẽ càng dễ dàng bấy nhiêu.

Bước 2: Bắt đầu viết kịch bản video

Dựa trên những yêu cầu ở trên, bạn sẽ bắt đầu biến những ý tưởng mơ hồ, rời rạc thành một câu chuyện liền mạch, giàu thông tin và cảm xúc. Đúng vậy, “câu chuyện” chính là bản chất cốt lõi nhất của một kịch bản video hoàn hảo. Bạn sẽ đặt vấn đề như thế nào, trao đổi với người xem ra sao, hướng họ đến sản phẩm của mình vào lúc nào, và sau khi xem xong thì người dùng nên làm gì tiếp theo. Nếu vẫn đang bí ý tưởng và cách triển khai nội dung, có 5 hướng viết kịch bản video bạn nên tham khảo gồm: - Vấn đề - giải pháp (Problem-Solution) - So sánh đối chiếu (Compare-Contrast) - Nguyên nhân – kết quả (Cause-Effect) - Mô tả tổng quan (Product Overview) - Câu chuyện truyền cảm hứng (Narrative-Persuasive) Một lưu ý nhỏ khi viết kịch bản video là bạn nên chọn ngôn ngữ đơn giản, mang tính giao tiếp với người xem và truyền tải súc tích thông điệp. Giữa thời đại thông tin biến đổi không ngừng, người xem sẽ không đủ thời gian chiêm nghiệm những câu văn dài như tiểu thuyết, hay thủ pháp nghệ thuật rắc rối bạn đã từng học ở trường.

Bước 3: Thảo luận và đánh giá

Sau khi hoàn thành bản nháp, bước kế tiếp bạn cần làm là họp cả nhóm để đánh giá và thảo luận thêm. Đây chính là lúc bản video brief lại có tác dụng, giúp mọi người hiểu đúng và thống nhất về mục đích của video. Điều thú vị khi đánh giá kịch bản video là bạn không chỉ đọc lướt mà phải đọc to lên từng câu chữ. Suy cho cùng, những gì bạn viết sẽ được lồng tiếng trong video nên cần thiết phải “nghe” xem nội dung đó như thế nào. Đôi khi có những câu thoại, từ ngữ nhìn rất ổn trên giấy, nhưng khi phát âm ra lại không phù hợp tý nào với ý đồ của bạn. Ngoài ra, đọc to rõ kịch bản cũng giúp bạn đo được thời lượng cần thiết để truyền tải hết nội dung, từ đó cân bằng lại cho phù hợp. Ba bước ở trên là quy trình căn bản nhất cho người lần đầu viết kịch bản video.
Bài viết liên quan
Logo

Đến với Kent International College, các bạn sinh viên, những tân Cử nhân thực hành thế kỷ 21 sẽ được trải nghiệm một môi trường học tập hiện đại theo tiêu chuẩn Quốc tế với những yếu tố vượt trội về chất lượng giảng dạy, chương trình hỗ trợ sinh viên và các hoạt động ngoại khóa.

©2024 phát triển bởi SOPRO.
logo
Hỗ trợ