Bậc thầy cạm bẫy Starbucks
Hãy học hỏi "bậc thầy cạm bẫy" trên menu của Starbucks nhé!
Menu tại Starbucks được đầu tư thiết kế với một mục đích: khiến khách hàng cảm thấy “tâm phục khẩu phục” khi tiêu tiền.
Dù mức giá và sản phẩm sẽ được thay đổi linh hoạt tùy theo khu vực và mục đích, nhưng tất cả menu của Starbucks đều tuân thủ 4 triết lý mà chuỗi cà phê lớn nhất thế giới này đã đúc kết sau gần 50 năm kinh doanh. [caption id="attachment_18129" align="aligncenter" width="4000"]![Tham khảo menu của Starbucks](https://kent.vn/wp-content/uploads/2019/09/Starbucks.0.jpg)
Giữa là tốt nhất
Có thể bạn không để ý, nhưng các sản phẩm ở giữa luôn được người dùng ưu ái:- Nếu có 4 toilet đang trống, 60% sẽ lựa chọn 2 vị trí giữa.
- Tại siêu thị, các sản phẩm ở kệ giữa luôn có doanh thu cao hơn ít nhất 8%.
- Thậm chí đối với người ra quyết định, 55% câu trả lời đúng thường rơi vào đáp án giữa trong các bài thi trắc nghiệm.
![cạm bẫy trong menu của starbucks](https://kent.vn/wp-content/uploads/2019/09/restaurant662915menumenu11556866905932.jpg)
Up size từ “Short” lên “Grande”
“Hiện tượng thỏa hiệp” là một đặc điểm tâm lý khá đặc trưng khi khách hàng không muốn chọn sản phẩm đắt nhất hoặc rẻ nhất. Theo một cuộc khảo sát, khi có cơ hội lựa chọn giữa 2 sản phẩm (camera), số người dùng chọn sản phẩm 1 và 2 là tương đương nhau. Nhưng khi chiếc camera thứ 3 được đưa vào lựa chọn, hơn 50% người dùng sẽ chọn sản phẩm ở giữa. [caption id="attachment_18121" align="aligncenter" width="640"]![up size trên menu đồ uống](https://kent.vn/wp-content/uploads/2019/09/photo-2-15623160998331006060040.jpg)
![Up size từ “Short” lên “Grande”](https://kent.vn/wp-content/uploads/2019/09/sb1_a13b68061c6047aaba7c5e02c3bbbef3_grande.png)
![](https://kent.vn/wp-content/uploads/2019/09/photo-4-15623160998341262466350.jpg)
Vô hình chung, mức giá của ly Tall trở nên đắt đỏ và bất hợp lý trong mắt khách hàng, biến 2 sự lựa chọn Grande và Venti trở nên phổ biến hơn cả.
![](https://kent.vn/wp-content/uploads/2019/09/photo-5-15623160998352096057850.jpg)
Với chiến thuật này, tổng doanh thu của Starbucks đã tăng 3,7%, từ 267 USD lên 277 USD. Có thể thấy chiến thuật trên thể hiện qua menu thực tế ở dưới.
[caption id="attachment_18127" align="aligncenter" width="558"]
menu starbuck[/caption]
![menu starbuck](https://kent.vn/wp-content/uploads/2019/09/sb1_6e7b96569f4e475fbd09ec9ee99aa8a5_grande.png)
Sự biến mất của ký hiệu USD
Bất kể tại một quốc gia nào, menu Starbucks sẽ hoàn toàn không thêm ký hiệu tiền tệ (như $ hay VNĐ) vào giá của sản phẩm. Nghe thật là nực cười, nhưng ký hiệu tiền tệ sẽ khiến người dùng nghĩ tới tiền, và càng nghĩ về tiền, họ sẽ ít muốn sử dụng. “Cạm bẫy” trên đến từ một nghiên cứu khá nổi tiếng của Đại học Cornell University, trong nghiên cứu này, người tiêu dùng được cho xem cùng một sản phẩm giá 20 USD với 3 cách thể hiện khác nhau: $20.00, 20, và “twenty”. Dù cùng chung một ý nghĩa, nhưng doanh số của sản phẩm không có ký hiệu $ cao hơn đến 8,1%. [caption id="attachment_18126" align="aligncenter" width="600"]![Menu Starbucks tại Việt Nam](https://kent.vn/wp-content/uploads/2019/09/sb_cd45509f8fa7493f94357d6d49a9962d_grande.png)
95 tốt hơn 99?
Cũng ở phần giá bán, sản phẩm của Starbucks thường có giá kết thúc bằng “95” hay vì “99” (còn tại Việt Nam là “5000 VNĐ” thay vì “9000 VNĐ”). Đây là một yếu tố khiến không ít chuyên gia và người dùng bất ngờ khi con số “9” được đánh giá rất cao trong bán lẻ: – Sản phẩm kết thúc với “.99” thường có doanh số cao hơn, trong nhiều trường hợp là cao hơn đến 48%. – Mức giá “.99” cũng khiến khách hàng không làm chủ được ngân sách của mình, dẫn đến việc chi tiêu quá đà. Tuy nhiên, cũng vì con số 9 đã được sử dụng quá nhiều, nên các sản phẩm kết thúc bằng “9” sẽ được người dùng gán mác “giá rẻ”, chính vì thế, Starbucks quyết định sử dụng “5” để thể hiện đẳng cấp.![](https://kent.vn/wp-content/uploads/2019/09/sb_304276f697934747963923c367bc4068_grande.png)
Bài viết liên quan