Hiểu về Eco Art là gì?
Vậy chính xác eco-art là gì? Theo trang eco-art.org, đó là nghệ thuật sinh thái có chủ đích, được sáng tạo bởi các nghệ sĩ quan tâm đến môi trường địa phương và môi trường toàn cầu. Từ “eco” có gốc từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “nhà”, và dĩ nhiên, tự thân từ “art” (“nghệ thuật”) đã thể hiện được ý nghĩa hoàn chỉnh.
Eco-art gắn liền với các hoạt động về sinh thái, nhấn mạnh các nguy cơ, trong khi art in nature và land art (nghệ thuật thực địa) khá giống nhau ở nhiều khía cạnh, nhưng lại không chú trọng đến các chiến dịch hoạt động. Land art có xu hướng liên quan đến các vấn đề về mặt nhận thức trong khi art in nature sử dụng các chất liệu tự nhiên để tạo ra tác phẩm đẹp.
Các nghệ sĩ theo trường phái eco-art có sự quan tâm đặc biệt đến môi trường. Vì vậy, họ thường tạo ra các tác phẩm khả dĩ cải thiện tình hình môi trường trong khu vực hoặc gây tiếng vang về một vấn đề môi trường cụ thể.
Đặc trưng của eco-art:
- Phác họa lại mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, và đề xuất cách thức con người cùng tồn tại với môi trường.
- Vì quan tâm đến sức mạnh thiên nhiên và tài nguyên môi trường, nghệ sĩ theo trường phái eco-art sáng tạo ra các tác phẩm có thể thích ứng với sức mạnh thiên nhiên, ví dụ như sét, nước, gió và thậm chí cả động đất.
- Khắc phục và cải tạo môi trường tự nhiên bị hủy hoại, thường là tái tạo các hệ sinh thái theo phong cách nghệ thuật
- Sáng tạo ra nghệ thuật truyền tải thông điệp về các vấn đề môi trường, chính trị, văn hóa và lịch sử hình thành hệ sinh thái, tự nhiên và quá trình phát triển của chúng
- Tạo ra các tác phẩm sử dụng chất liệu từ thiên nhiên
- Cung cấp thông tin về các vấn đề môi trường và động lực học sinh thái
- Đề xuất các phương thức phát triển bền vững, hàn gắn và cùng tồn tại.
Vậy điểm khác biệt giữa eco-art và environmental art là gì?Nhiều nghệ sĩ sử dụng các thuật ngữ eco-art, environmental art (nghệ thuật môi trường) và thậm chí cả land art để chỉ các loại hình nghệ thuật khác nhau. Theo trang greenmuseum.org, hiện nay chưa có một mô tả chính xác và hoàn chỉnh nào cho các thuật ngữ này, vì vậy khó có thể phân định ranh giới rõ ràng cho từng trường phái nghệ thuật này. Environmental art thường được sử dụng chung để miêu tả eco-art, earth art (nghệ thuật trái đất) land art, art in nature (nghệ thuật giữa thiên nhiên) và nhiều hơn nữa. Đây là lý do vì sao nhiều người sử dụng hai thuật ngữ eco-art và environmental như nhau. Có một đặc điểm giúp eco-art khác biệt với các loại hình environmental art nói chung là eco-art thường gắn liền với các nghệ sĩ đương đại đồng thời là các nhà hoạt động môi trường hơn là nghệ thuật về thực địa một cách đơn thuần. Vì vậy, thuật ngữ environmental art cần được xem là một khởi điểm cho việc khám phá trường phái nghệ thuật này hơn là một khái niệm bao quát và hoàn chỉnh. Environmental art thỉnh thoảng bao hàm cả các vấn đề về sinh thái, nhưng không nêu cụ thể chúng. Nguồn gốc của environmental art xuất phát từ sự quan tâm về tầm nhìn nghệ thuật nói chung. Khái niệm này có thể được hiểu một cách khá đơn giản bằng cách nhìn vào định nghĩa của từng từ bên dưới:
- Environmental: liên quan đến môi trường xung quanh hoặc điều kiện bên ngoài
- Ecological: cá thể hóa bằng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các sinh vật sống ví dụ các hệ sinh thái trong môi trường
Phương pháp tiếp cận Eco-art.Có nhiều phương pháp tiếp cận eco-art một cách đa dạng, bao gồm:
- Dự án của các nhà hoạt động môi trường. Các dự án này tạo ra để thông báo, tiếp sức, khởi động hoặc đóng góp vào quá trình tác động nhằm cải thiện hành xử của công chúng hoặc chính sách đối với môi trường
- Dự án cải tạo môi trường. Nghệ sĩ thường làm việc với các chuyên gia quy hoạch đô thị, nhà khoa học môi trường và kiến trúc sư cảnh quan để tái tạo hoặc cải tạo môi trường bị ô nhiễm hoặc bị phá hoại
- Tác phẩm nghệ thuật mang tính biểu trưng. Là các tác phẩm nghệ thuật mô tả điều kiện và thông tin cần thiết để kích thích đối thoại như:
Các loại hình Eco-Art.
- Ecological art (Eco-art): Loại hình nghệ thuật đương đại chú trọng vào phương pháp thân thiện với môi trường (cụ thể là các hệ sinh thái) và nhấn mạnh các vấn đề môi trường. Hoạt động nghệ thuật này thường bao gồm các tác phẩm do nhiều người hợp tác tạo thành và các tác phẩm nhắm đến mục tiêu phục hồi cảnh quan và hệ sinh thái đã bị tàn phá hoặc bị ô nhiễm.
- Ecovention: Thuật ngữ này được đặt ra vào năm 1999 và là sự hợp nhất của các từ “ecology” (sinh thái) và “invention” (sáng tạo) để mô tả các dự án nghệ thuật dẫn đến sự thay đổi và biến đổi thực chất các hệ sinh thái tại địa phương.
- Art in Nature: Đây là loại hình nghệ thuật được sử dụng rộng rãi ở Châu Âu. Loại hình này chú trọng đến sáng tác trên những chất liệu tự nhiên tìm thấy tại từng địa điểm. Là một loại hình nghệ thuật, art in nature chú trọng đến thẩm mỹ hơn là nội dung sinh thái cần truyền tải. Tuy nhiên, thỉnh thoảng, có sự giao thoa giữa eco-art và art in nature khi nghệ sĩ sáng tác muốn nhấn mạnh một thông điệp môi trường quan trọng.
- Land art: Đây là một thuật ngữ khác - không thông dụng ở Mỹ. Land art ra đời vào những năm của thập niên 60-70 thế kỷ trước và mô tả loại hình nghệ thuật được sáng tạo ngoài trời và trên mặt đất. Hiện nay, nhiều người sử dụng thuật ngữ land art như ý nghĩa dành cho eco-art khi không cần phải nhắm đến sự chính xác hoàn toàn của hai thuật ngữ. Tuy nhiên, chúng ta cần nên nhớ rằng land art là tiền thân của eco-art mà chúng ta biết đến ngày nay.
- Eco-art trong cộng đồng: Eco-art giúp kết nối các cộng đồng lại với nhau thông qua sự tôn trọng lẫn nhau và quý trọng môi trường sống. Sự thờ ơ và bỏ mặc dần dần được thay thế bằng cuộc sống mới có mục đích.
Bài viết liên quan