Làm sao để thuyết trình tiếng Anh trôi chảy
Thuyết trình là một trong những kĩ năng thiết yếu đối với sinh viên và những người đi làm. Nhưng không phải ai cũng có thể thuyết trình một cách rành mạch, trôi chảy, đặc biệt là tiếng Anh.
Với 10 bí quyết sau đây có thể giúp bạn có được phần thuyết trình trôi chảy và ấn tượng.
1. Đặt câu hỏi mở: Bạn có thể chuyển hướng bài nói của mình một cách khéo léo bằng việc đặt ra một câu hỏi mở về đề tài đang được nói đến, chú ý đừng đưa ra câu hỏi đóng (Yes/No question) để khán giả phải trình bày ý kiến của mình trong một khoảng thời gian đủ dài trong khi bạn kịp bình tĩnh, nhớ lại mình sẽ phải nói tiếp nội dung gì. Đôi khi ý kiến của khán giả sẽ giúp bạn có những quan điểm mới để nói tiếp về chủ đề này (có thể là quan điểm đồng ý hoặc phản bác).
Audience-Questions-Hands-Raised
2. Nếu là người điều phối một cuộc thảo luận, bạn có thể hỏi khán giả "Does anyone have any questions or comments at this stage?". Việc lắng nghe ý kiến khán giả sẽ giúp bạn nhớ lại mình vừa nói gì trước đó.
3. Nếu bạn đặt câu hỏi cho khán giả nhưng không ai có ý kiến gì, hãy thay đổi cách diễn đạt nội dung ấy, hoặc nói lại rõ ràng hơn để người nghe hiểu hơn về câu hỏi và có hào hứng trả lời. Một cách khác là hãy cụ thể hóa câu hỏi đến từng đối tượng mà bạn đã dự liệu để nhận được câu trả lời kỳ vọng.
4. Thỉnh thoảng, hãy để cho người nghe được yên tĩnh trong một lúc để suy nghĩ về điều bạn vừa nói. Hãy đếm từ một đến năm trong đầu rồi tiếp tục quay lại với bài thuyết trình.
5. Nếu bạn đang thuyết trình dang dở và đầu óc của bạn bỗng nhiên trống rỗng, bạn hãy bình tĩnh nhắc lại điều mình vừa nói để hình dung lại ý cần nói tiếp theo là gì. Cụm từ hữu ích trong những trường hợp này có thể là:
- As I said before,
- Like I mentioned previously,
- Just to remind you
- I’d like to reiterate the fact that…
- As I was saying before…
6. Đánh lạc hướng đám đông với câu hỏi bạn không biết phải trả lời như thế nào. Người thuyết trình không có nghĩa phải trả lời mọi câu hỏi từ khán giả. Trong trường hợp bạn không biết phải nói gì với một câu hỏi, hãy đơn giản trả lời "That’s a very good question. What do you guys think?"
business-meeting-venue-for-
7. Đừng bao giờ trả lời "I don’t know" dù bạn thực sự không biết phải nói gì. Thay vào đó, hãy lựa chọn một cách trả lời khôn khéo hơn câu trả lời này.
  •  I’ll get back to you on that one.
          (Tôi sẽ liên lạc lại với anh để thảo luận về điều này)
  • I’ll find out and let you know.
          (Tôi sẽ tìm hiểu và trả lời anh)
  • I’ll double check and let you know.
          (Tôi sẽ kiểm tra lại và trả lời anh)
  • That’s a really good question, I’ll check.
          (Thật là một câu hỏi thú vị, tôi sẽ kiểm tra)
  • That’s a really good question, I’ll find out.
          (Thật là một câu hỏi thú vị, tôi sẽ tìm hiểu)
  • That requires a bit more research first.
          (Vấn đề này cần được nghiên cứu thêm một chút nữa)
  • I’m going to investigate that further.
          (Tôi sẽ tìm hiểu sâu hơn)
  • I want to be sure and give you the correct information. Let me check.
          (Tôi muốn đưa ra câu trả lời chắc chắn chính xác cho anh. Để tôi kiểm tra)
  • I don’t have that information here right now.
          (Tôi không có thông tin ấy ngay bây giờ, tại đây)
  • It could be one of many possibilities, I’ll look into it.
          (Đó có thể là một trong những khả năng của sự việc, tôi sẽ xem xét)
  • I’m probably not the best person to ask for that information.
          (Có thể tôi không phải là người thích hợp nhất để trả lời về việc này)
8. Nếu bạn đang thuyết trình về một vấn đề và khán giả không có ý kiến gì, hãy khéo léo chuyển sang ý tiếp theo của bài thuyết trình. Những cách dẫn dắt phù hợp có thể là:
  • Okay, if no one has anything to say on that matter then I’d like to move on to…
  • Well, it looks as if we’ve come to the end of that conversation thread, so …
  • Well, moving on swiftly…
9. Biết cách chèn vào một vài bình luận, truyện cười ngắn hay con số thú vị trong bài thuyết trình. Điều này vừa khiến không khí vui vẻ hơn, người nghe tập trung vào bạn nhiều hơn và giúp chèn những khoảng im lặng bạn chưa biết nói gì.
10. Thỉnh thoảng, hãy sử dụng nguyên tắc "Nghĩ ít đi, nói nhiều hơn" (Think less, talk more). Vì nếu quá chú tâm vào việc tìm ra một câu trả lời hoàn hảo, bạn sẽ mất nhiều thời gian suy nghĩ, diễn đạt ậm ừ và khiến bài thuyết trình giảm hiệu quả. Thay vào đó, bạn có thể phá vỡ bầu không khí im lặng và chia sẻ suy nghĩ của riêng mình.
Bài viết liên quan
Logo

Đến với Kent International College, các bạn sinh viên, những tân Cử nhân thực hành thế kỷ 21 sẽ được trải nghiệm một môi trường học tập hiện đại theo tiêu chuẩn Quốc tế với những yếu tố vượt trội về chất lượng giảng dạy, chương trình hỗ trợ sinh viên và các hoạt động ngoại khóa.

©2024 phát triển bởi SOPRO.
logo
Hỗ trợ