Typography – Nghệ thuật sắp xếp chữ

Typography – nghệ thuật kỹ thuật sắp xếp chữ để tạo cho ngôn ngữ có hình thức lôi cuốnJohannes Gutenberg, ông tổ của ngành in cho ra đời những ấn phẩm đầu tay của mình được xem là bắt nguồn từ đây.

Thời đại kỹ thuật số, typography chiếm một vai trò đặc biệt như mọi người đều biết. Đối với những ai đang làm công việc liên quan đến thiết kế đồ họa, thiết kế websitetypography chính là một nền tảng mà bạn cần phải nắm rõ.

Typography bao gồm những gì?

Nghệ thuật sắp chữ – typography không chỉ là các loại kiểu chữ (font) đẹp mà còn rất nhiều chi tiết khác có thể liệt kê thành một bài viết, tuy nhiên về cơ bản, typography bao gồm các phần sau:

  • Typefaces hay còn gọi là font: kiểu chữ
  • Line height: Khoảng cách giữa các dòng
  • Point size: Kích cỡ chữ
  • Line lengh: Chiều dài các dòng
  • Line spacing: Khoảng cách các ký tự trong một chữ
  • Tracking : khoảng cách giữa các chữ trong tổng thể một khối chữ hay một đoạn văn bản
  • Kerning: khoảng cách giữa hai chữ

Lựa chọn kiểu chữ:

Hãy xem xét cách mọi người sử dụng các kiểu chữ trong công việc hàng ngày, Times New Roman, Arial và Verdana là những kiểu chữ thường được ưa chuộng trong các văn bản, email… Những kiểu chữ này trở nên phổ biến bởi vì chúng đều thuộc hệ các kiểu chữ trang trọng. Tuy nhiên, không phải website nào cũng cần đến không khí trang nghiêm như trong phòng họp. Bạn nên lựa chọn kiểu chữ phù hợp với tính chất tổng thể website, Dù vậy nên tránh sử dụng quá nhiều kiểu chữ trên cùng một website. Quy tắc chuẩn là hãy chọn một kiểu chữ cơ bản (cho đoạn văn bản) và một kiểu chữ trình bày (td: cho tiêu đề, slogan)

Sử dụng màu đúng cách:

Đa phần các website lựa chọn chữ đen trên nền trắng, bởi vì đây là cách hiển thị chữ dễ đọc nhất. Nguyên tắc này đa phần các nhà thiết kế web đều nắm rõ. Tạo sự tương phản giữa chữ và nền là chưa đủ. Ví dụ: một kiểu chữ màu xanh dương đậm trên nền màu hồng, nếu nói về sự tương phản, nó hoàn toàn đáp ứng. Nhưng ngược lại nếu chữ màu hồng đặt trên nền màu tối có thể gây khó chịu cho người xem.

Kích cỡ chữ:

Đa phần các kích cỡ chữ trên website nằm trong khoảng từ 12 – 14 pixels. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ, có rất nhiều màn hình khác nhau theo từng thiết bị như TV, di động, màn hình laptop … do đó kích cỡ chữ nên hiển thị phù hợp theo từng thiết bị. Nếu chữ quá lớn, layout sẽ nhìn rất lộn xộn và người xem phải cuộn màn hình nhiều lần để đọc hết nội dung. Ngược lại nếu chữ quá nhỏ sẽ gây khó chịu cho người có thị lực mắt yếu hoặc người xem phải phóng to để xem, làm vỡ layout bạn muốn trình bày.

Yếu tố dễ đọc:

Bạn nên chú ý đến hai yếu tố trong nghệ thuật sắp chữ – typography đó là cột chữ và khoảng cách.

Chiều ngang của các cột văn bản thường không được chú trọng, mặc dù nó tác động mạnh đến khả năng dễ đọc đối với người xem. Trong in ấn, các cột văn bản thường có chiều ngang khoảng 45 đến 75 ký tự, nhưng trong thiết kế web, yếu tố này thường không được thuân thủ. Để hiển thị tốt bạn nên cân nhắc các cột văn bản không vượt quá 80 ký tự hoặc có chiều ngang không quá 80 ems.

Yếu tố thứ hai đó là khoảng cách thích hợp . Leading là khoảng cách giữa các dòng chữ và tracking là khoảng cách giữa các kú tự trên tổng thể các khối chữ, bạn nên dùng các thuộc tính CSS để xác định line-height khoảng cách các dòng chữ) và letter-spacing (khoảng cách các chữ) để giúp các văn bản trên trang web của mình hiển thị dễ đọc nhất.

Nguồn: “Basic Guide to Typography” | webdesign.org

signature webiste
signature webiste

0937 48 3969