Làm SEO bài bản với tư duy của Marketer
Sau những ngày giông bão với cả Google, khi mà nghề SEO đang càng ngày càng nhiều biến động, thì chúng ta cần thay đổi tư duy để chiến thắng. Không phải chỉ là lên TOP (thắng thuật toán) mà còn phải kiếm được nhiều khách hàng từ cái sự lên đỉnh đó (thắng đối thủ). Với vị trí một Digital Marketing, SEOer, tôi tin chắc các bạn sẽ rất cần một bài viết như thế này. Cũng như nhiều SEOer, mình xuất phát từ dân kỹ thuật. Vì không được đào tạo các nghiệp vụ marketing căn bản, cách tiếp cận vấn đề của SEOers khi nhận được yêu cầu “Em ơi chị muốn sản phẩm của mình đến với khách hàng càng nhiều càng tốt”, mọi người sẽ ngay lập tức tập trung vào các thuật toán, tranh luận để tìm ra cách tự động hóa tốt nhất, thay vì nghĩ làm thế nào để làm marketing.

1. Tại sao SEOer lại cần tư duy của Marketer

Thời gian vừa rồi, rất nhiều marketer tranh cãi về quan điểm của bài viết  “Everything the tech world says about marketing is wrong” trên Techcrunch (được dịch với tựa Việt là “Những điều mà các Digital Marketer hiểu sai về Marketing”). Ngoại trừ những phân tích hơi mang tính tấn công Hubspot và “chủ nghĩa Content Marketing”, thì trong bài viết này có một quan điểm rất đáng chú ý:
Các marketer trong lĩnh vực digital marketing – phải đứng vai trò thực chất là marketer nhiều hơn là digital
Quan điểm này khiến các “digital marketer” phải nhìn lại về công việc của mình, và tìm hiểu những gì cơ bản nhất của marketing. Bước đầu tiên để chuyển mình thành marketer chuyên nghiệp, là hãy thôi nói “làm SEO”, mà đổi thành nói “làm Search”. Vì nếu tiếp tục nói “làm SEO”, chúng ta sẽ quay trở lại loanh quanh với các bài toán cũ: làm sao để lên top google (mà không quan tâm lên top có bán được hàng không), làm sao để đặt được nhiều backlink (sau đó biến thành spam backlink) v.v…Hơn nữa, Search cũng chỉ là một thành tố trong Digital marketing, và Digital Marketing cũng chỉ là một phần trong một chiến dịch truyền thông marketing. Với việc Google thường xuyên thay đổi luật chơi, thì việc chỉ tập trung vào kỹ thuật sẽ khiến SEOer khó thích nghi với sự thay đổi.

[alert style="warning"]Tham khảo khóa học Digital Marketing tại link https://kent.vn/digital-marketing/[/alert]

2. Ai nên bắt đầu “làm Search” với tư duy của Marketer

Đầu tiên là các SEOer “chuyên nghiệp” – những người chuyên làm SEO outsource cho các công ty. Càng ngày kiến thức SEO càng phổ biến, trình độ các SEOer ngày càng tiệm cận gần nhau hơn, nghĩa là cuộc chiến sẽ nên khốc liệt hơn. Tư duy marketing sẽ giúp bạn làm SEO bài bản hơn, tập trung hơn. Đối tượng thứ hai là các marketer tại các startup và SME. Nhân sự Startup và SME thường chỉ có 1, 2 marketer, chứ không thể nào chuyên biệt hóa có SEOer in-house. Chính vì vậy, bạn không thể có nguồn lực và thời gian để làm tất các các từ khóa, hay có thời gian đi rải backlink. Tư duy marketing sẽ giúp bạn chọn ra một vài từ khóa quan trọng nhất, có conversion cao nhất, và tập trung đánh vào các từ khóa đó. Ngoài ra, việc thấu hiểu khách hàng giúp bạn tập trung xuất hiện đúng chỗ trong quá trình mua hàng 6 bước của khách hàng.

3. Cụ thể SEOer cần biết gì về Marketing?

Kiến thức Marketing thì rộng vô vàn. Nhưng một trong những kiến thức Marketing mà SEOer cần biết, để áp dụng trực tiếp nhất vào công việc của họ, là Quy trình mua hàng. Quy trình mua hàng của khách hàng bao gồm các bước: Bước 0 – Pre-recognition of problem (trước khi nhận ra vấn đề) Bước 1 – Problem recognition (nhận ra vấn đề) Bước 2 – Information search (tìm kiếm thông tin để giải quyết vấn đề trên) Bước 3 – Evaluation of alternatives (cân nhắc các lựa chọn thay thế) Bước 4 – Purchase intention (Có ý định mua) Bước 5 – Purchase decision (Quyết định mua) Bước 6 – Post-purchase behaviour (Hành vi sau mua) Quay lại với Search, mỗi dạng Search sẽ tương ứng với một bước trong quy trình mua hàng trên.

4. Các dạng search và Bước mua hàng tương ứng

a. Branding search (tương ứng Bước 0)

Branding search là khách hàng search cụ thể về tên thương hiệu của bạn. Lượng Branding search có thể gia tăng sau khi bạn tổ chức một event, hay sponsor một chương trình. Khán giả của buổi hôm đó sẽ có thể thắc mắc: Hãng X này là hãng gì? Ở trường hợp này, khách hàng còn chưa đạt tới Bước 1 – Problem recognition (nhận thức vấn đề). Đơn giản họ chỉ tò mò tìm hiểu về hãng thôi. Vậy nên với loại search này chúng ta cần: – SEO từ khóa tên thương hiệu. Nếu tên thương hiệu của bạn là tên riêng đặc trưng và độc đáo, thì bạn có thể không phải làm cũng được. Nhưng nếu tên của bạn gồm những từ khóa phổ thông như “rau sạch”, “laptop cũ”, “điện thoại”,…. thì bạn cần tìm ra những tính từ cụ thể hơn để mô tả thương hiệu của mình. Ví dụ theo giá cả (rau sạch giá rẻ, rau sạch giá bình dân), theo đối tượng mua hàng (rau sạch cho bà nội trợ, rau sạch cho cháo dịnh dưỡng trẻ em), theo phân khu địa lý (rau sạch hà nội, rau sạch quận 7 sài gòn) v.v.. – Trỏ kết quả tìm kiếm về trang chủ của thương hiệu. Ở trang chủ của thương hiệu cần giới thiệu đầy đủ: Chúng tôi là ai? Chúng tôi giải quyết được vấn đề gì? Nếu người dùng đọc đến đây, và nhận ra nhãn hàng là chìa khóa cho vấn đề của họ bấy lâu nay, thì chúc mừng bạn, tỉ lệ chuyển đổi thành mua hàng trong trường hợp này có thể rất cao

b. Content search (tương ứng Bước 1 và Bước 2)

Đây là dạng search phổ biến nhất. Đó là khi khách hàng tìm kiếm theo một chủ đề, hoặc tìm kiếm với một cụm từ nào đó, với mong muốn đọc thêm hoặc đọc đúng về chủ đề đó. Xét trong quy trình mua hàng, người search content đang chuyển từ bước 1 qua bước 2. Cụm từ họ đang search có thể là “Cô dâu tám tuổi”, “Mẹo tẩy trắng răng”, “Học marketing tại Hà Nội”. Với loại search này, chúng ta cần: – Đánh mạnh vào từ khóa dài – long tail keyword. Rõ ràng như ở đầu bài đã đề cập, chúng ta không có nhiều nguồn lực để rải hết các keyword, vì vậy việc tập trung vào một số ít long tail keyword có thể khiến hiệu quả bán hàng cao hơn. Vì bản chất long tail keyword đã có conversion cao hơn. seo-long-tail-keywords – Chuẩn bị sẵn những bài viết dài hơn 2000 từ về chủ đề đó, và search traffic sẽ đổ về bài viết đó. Nếu bạn có một bài viết hữu ích, đầy đặn, công phu về chủ đề đó, và cuối bài bạn “nhẹ nhàng” đặt một Call to Action (CTA), thì tỉ lệ conversion có thể sẽ rất cao. Đây lí do nếu làm SEO với tư duy của Marketer chân chính, bạn nên đầu tư vào content writing. Thay vì đưa ra những bài viết ngắn, cóp nhặt chắp ghép và cố nhồi nhét từ khóa, hãy cho ra những bài viết thật chất và hữu ích,

c. Product Search

Product search là khi khách hàng đã có một mong muốn cụ thể về một sản phẩm. Nó sẽ nằm giữa trong hai bước 2 – Info search (tìm kiếm thông tin để giải quyết vấn đề) và bước 3 – Evaluation of alternatives (cân nhắc các lựa chọn thay thế). Lúc này chúng ta cần: – Đầu tư vào longtail keyword với những đặc tính mô tả sản phẩm (laptop cũ core i7 ram 8g,) – Kết quả có thể trỏ về một landing page với đầy đủ thông tin về sản phẩm, hình ảnh mô tả đẹp, và có nhiều review, testimonial về sản phẩm. Vì ở product search là họ đang có mong muốn rất cụ thể về một sản phẩm, và đang cân nhắc giữa các lựa chọn. Quay trở về với những điều cơ bản nhất của marketing, có thể là một hướng đi cho SEOer. Bạn có thể bắt đầu nghiên cứu về 4Ps, truyền thông tích hợp hay chiến lược kích hoạt thương hiệu. Sau đó áp dụng những nguyên tắc truyền thống này vào các kênh online mà bạn chọn – SEO, Facebook ads, Google AdWords, hay bất cứ thứ gì khác. Theo Vũ Văn Hon
Bài viết liên quan
Logo

Đến với Kent International College, các bạn sinh viên, những tân Cử nhân thực hành thế kỷ 21 sẽ được trải nghiệm một môi trường học tập hiện đại theo tiêu chuẩn Quốc tế với những yếu tố vượt trội về chất lượng giảng dạy, chương trình hỗ trợ sinh viên và các hoạt động ngoại khóa.

©2024 phát triển bởi SOPRO.
logo
Hỗ trợ