Bạn viết rất nhiều nội dung trên blog nhưng không có ai đọc. Website của bạn nhìn cũng được, nội dung cũng hay nhưng traffic (lưu lượng truy cập) thì lèo tèo…. Chắc chắn nguyên nhân chính đó là bạn đã bỏ qua (hoặc không biết cách) nghiên cứu từ khoá!
Trước hết chúng ta cần phải khẳng định rằng hầu hết người dùng trên internet đều có thói quen thực hiện hành động tìm kiếm một từ (hoặc cụm từ) nào đó trên Google.
Và họ sẽ click vào những kết quả hiển thị trên trang số 1. Vì thế nếu muốn có được traffic, muốn “hút” được người đọc đến với blog/website thông qua Google thì bạn cần hiện diện trên trang 1.
Và để làm được điều đó thì trước hết bạn cần biết chính xác:
- Người dùng đang tìm kiếm từ khoá nào?
- Lượng tìm kiếm là bao nhiêu mỗi tháng?
- Để SEO từ khoá này lên trang 1 Google có khó hay không?
- Cần vượt qua những đối thủ nào?
- …
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG KWFINDER ĐỂ NGHIÊN CỨU TỪ KHOÁ
Có thể nói hiện tại KWfinder là công cụ nghiên cứu từ khoá có đầy đủ những chức năng giúp cho công việc làm SEO
Khi nhắc đến nghiên cứu từ khoá thì có 3 công việc chính mà bạn sẽ cần tìm ra đó là lựa chọn được từ khoá dài (long tail keyword), có mức độ cạnh tranh thấp, lượng tìm kiếm trung bình mỗi tháng cao. KWfinder sẽ cung cấp cho bạn tất cả 3 chỉ số đó một cách rất rõ ràng.
Rất đơn giản chỉ cần nhập từ khoá bạn muốn nghiên cứu vào, sau đó chọn quốc gia và ngôn ngữ phù hợp.
Ngay sau đó bạn sẽ tất cả các thông số liên quan đến từ khoá đó như bên dưới
Bên phía tay trái tại tab Suggestions, KWFinder sẽ hiển thị rất nhiều từ khóa liên quan đến từ khóa chính (seed keyword) mà bạn nhập vào ban đầu kèm những thông tin theo từng cột như:
- Trend: Xu hướng tìm kiếm
- Search: Lượng tìm kiếm hàng tháng
- CPC: Giá chạy Adwords
- PPC: Độ cạnh tranh Google Ads
- Và 1 chỉ số vô cùng quan trọng đó là: KD (Keyword Dificullity – độ khó của từ khoá)
Chỉ số KD được KWFinder tính toán dựa trên việc thu thập, so sánh và phân tích dữ liệu từ các thông số như: DA, PA, TF, backlink cùng nhiều chỉ số khác trong SEO.
Khi bạn click vào bất cứ từ khóa nào, bên phải giao diện sẽ hiển thị ra 1 bảng dữ liệu tương ứng với các chỉ số thống kê liên quan của từ khóa:
Nhìn vào đó bạn sẽ thấy từ khoá “Nồi chiên không dầu Magic”
- Có độ khó là 20/100 (điểm càng cao thì càng khó SEO)
- Xu hướng tìm kiếm đang tăng
- Lượng tìm kiếm hàng tháng khoảng hơn 700
- Top 10 website đang xếp hạng cao nhất (ranking) với từ khoá này
Ngoài ra KWfinder còn cung cấp cho bạn một bộ lọc để lọc ra tất cả những thông số theo ý định của bạn.
Để sử dụng bộ lọc bạn click vào nút Result Filter và set các thông số lọc:
- Search volume: Nên lọc những từ khóa có lượng tìm kiếm tối thiểu từ 100-150 lần/tháng. Vì nếu thấp quá thì chứng tỏ chủ đề, hay nội dung đó không có ai quan tâm.
- KD (độ khó): Tối đa là 40, cá nhân Ngọc thường chọn những từ khoá có KD dưới 35 vì nếu cao hơn thật sự việc SEO khá khó khăn.
- Number of words (độ dài của từ khoá) : Từ 4-10, nên chọn những từ khoá dài để dễ SEO, cho chuyển đổi cai.
Sau đó nhấn Set filter, KWFinder sẽ cho bạn một danh sách như hình bên dưới. Bạn có thể click chuột vào cột Search Volume để sắp xếp lại lượng tìm kiếm từ cao đến thấp.
Bây giờ bạn hãy kéo xuống vào có thể bắt đầu lọc ra được khá nhiều từ khoá dạng buyer keyword (từ khoá mua hàng) có lượng tìm kiếm mỗi tháng vài trăm mà độ khó lại rất thấp.
Lời kết nghiên cứu từ khóa
Một kinh nghiệm thêm nữa là sau khi đã chọn được bộ từ khoá hội tụ đủ các yếu tố như:
- Lượng tìm kiếm hàng tháng đủ lớn (tối thiểu 100),
- Độ đó không quá cao (dưới 35),
- Từ khoá dài (từ 4 từ trở lên)
- Ưu tiên chọn những từ khoá buyer keyword để cho tỷ lệ chuyển đổi cao
Thời gian đầu khi xây dựng site bạn cũng nên chọn những từ khoá có lượng tìm kiếm thấp để dễ làm SEO nhằm tích luỹ traffic, sau đó một thời gian khi chỉ số DA, PA site của bạn đã tương đối cao và đã quen cách làmthì hoàn toàn có thể SEO những từ khoá seed keyword với lượng tìm kiếm lớn.
Theo Ngọc